Đối tượng của cuộc thử nghiệm là 5 bệnh nhân người Anh đã bị liệt hoàn toàn từ 6 tháng đến 5 năm
sau khi bị đột quỵ.
Não thường bị hư hại nặng sau cơn đột quỵ
|
Nhờ vào một phương pháp điều trị mới, các bệnh nhân này đã có thể cử động lại các ngón tay và
thậm chí có thể làm được những công việc nội trợ đơn giản.
Nhóm nghiên cứu với người dẫn đầu là Giáo sư Keith Muir tại Trường đại học Glasglow (Anh) đã
tiêm trực tiếp tế bào mầm vào não các bệnh nhân với hy vọng chúng sẽ trở thành những mô khỏe mạnh
hoặc khởi động quá trình phục hồi vùng não bị hư hại.
Những tế bào mầm được sử dụng trong cuộc thử nghiệm đã được tạo ra từ 10 năm trước từ mô thần
kinh của bào thai.
Đây được xem là cuộc nghiên cứu đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào mầm để giúp bệnh nhân hồi
phục sau đột quỵ.