Cập nhật :02/27/2014 15:26
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết, nhiễm độc, tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu…Vậy triệu chứng của rối loạn tiền đình biểu hiện như thế nào?
Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.
Các triệu chứng rối loạn tiền đình ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.
Tiền đình ở bên trong tai
Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của
rối loạn tiền đình:
- Chóng mặt: Ảo giác về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh. Các triệu chứng kèm theo là buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.
- Ngất: Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất, kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Nguyên nhân là do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.
- Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Nguyên nhân: Mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
- Chóng mặt không xác định rõ: Cảm giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã (khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên). Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.
Để điều trị bệnh
rối loạn tiền đình, bệnh nhân có thể dùng thuốc Đông y như
An cung ngưu hoàng hoàn,
Hoa đà tái tạo hoàn để phòng bệnh và sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên, nên làm theo hướng dẫn sử dụng tuyệt đối của bác sĩ, không nên sử dụng bừa bãi. Luyện tập các tư thế để chữa
rối loạn tiền đình cũng là một biện pháp lâu dài cho căn bệnh này.
Liên hệ trực tiếp khi cần tư vấn tại Hotline: 0965 69 63 64 - +84 4 66 849 833
Nguồn :Tổng hợp
Bình luận
Chia sẻ sản phẩm với bạn bè