Cập nhật :05/08/2014 09:37
Xu hướng bị bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng đối với giới trẻ. Những biến chứng của bệnh đái tháo đường là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là những biến chứng ở bàn chân. Vậy biến chứng bàn chân do bệnh đái tháo đường biểu hiện ra sao?
Đau bàn chân và chân: biến chứng ở bàn chân do bệnh đái tháo đường là sự giảm cảm giác, chủ yếu ở bàn chân nhưng có thể lan lên cẳng chân khiến bệnh nhân có cảm giác như kiến bò, đau nóng rát hai bàn chân, đau tăng về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Đau bàn chân và chân thường xuất hiện theo đợt hoặc kéo dài, các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Dấu hiệu đau bàn chân và chân là triệu chứng đái tháo đường
Biến đổi ngoài da: những biến chứng do
bệnh đái tháo đường là do những biến đổi ngoài da như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ; nguyên nhân là do dây thần kinh điều khiển các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.
Chai chân: do sự tăng áp lực ở gan bàn chân nên
bệnh nhân đái tháo đường thường chủ quanvà ít để ý triệu chứng này. Trong điều kiện
đái tháo đường, các vết chai chân trở thành nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.
Biến dạng bàn chân: bệnh đái tháo đường thường dẫn đến các biến chứng thần kinh khiến bàn chân bị mất cảm giác, hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp.
Loét chân: biến chứng này của
bệnh đái tháo đường thường là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng lan càng ngày càng rộng ra toàn bộ bàn chân.
Bệnh đái tháo đường rất nguy hiểm có thể phải cắt cụt chân
Cắt cụt chân: khi xuất hiện các vết loét của
bệnh đái tháo đường, vùng tổn thương vừa không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxy, vừa không có nhiều các tế bào bạch cầu để tấn công vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào chết kịp thời, các đoạn động mạch có thể bị tắc hẹp ở cẳng chân hoặc cao hơn như là đùi nên một số trường hợp tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng lại phải cắt cụt đến trên gối.Do đó các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt cụt.
Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều không hiệu quả. Vì vậy, các
bệnh nhân đái tháo đường nên đi khám bác sĩ ngay khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở bàn chân.
Nguồn :Tổng hợp
Bình luận
Chia sẻ sản phẩm với bạn bè