Cập nhật :03/15/2014 11:12
Bệnh tiểu đường được coi là một trong những bệnh phổ biến nhất thế giới hiện nay. Việc áp dụng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường là rất quan trọng.
Những người bị bệnh tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn như sau:
Nên dùng các loại thịt nạc: Thịt bò, cá, gà, vịt chỉ nên sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn trong tuần bằng thịt lươn, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, đậu hũ, trứng, tim, nghêu, sò... để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn, nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè để nấu. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
Hạn chế dùng đường: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn ngọt, chỉ nên sử dụng (rất ít hoặc không dùng) khi nấu các món ăn như canh chua, hay pha nước chấm. Hiện nay trên thị trường có bán đường dành cho người bị tiểu đường, bạn có thể dùng đường này để thay thế các loại đường thông thường khác.Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.
Chế độ ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Ăn nhiều rau xanh: Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp, mướp... đều phù hợp với người tiểu đường.Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.
Tăng thêm trái cây: Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long... bạn đều có thể ép nước, làm salad ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn chính. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.
Bên cạnh đó, việc luyện tập cũng giúp làm tăng tính nhạy cảm của insulin tốt hơn, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu và giúp cơ rắn chắc, cải thiện chức năng tim mạch… Các chuyên gia khuyến cáo nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày cho một bài tập trung bình, tập ít nhất 3-5 lần một tuần, cho dù bất kỳ bài tập nào cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe, cũng có tác dụng dự phòng bệnh. Cũng có nhiều người sử dụng các thảo dược như
Đông trùng hạ thảo, nhân sâm để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Phương pháp này được cho là khá hiệu quả.
Nếu đang ở giai đoạn cửa sổ hay tiền đái tháo đường thì người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát tốt để không tiến triển thành bệnh. Người có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Trên tinh thần nắm được quy tắc chung và tự theo dõi mức đường huyết, chúng tôi mong rằng các bệnh nhân sẽ luôn luôn cảm thấy vui khỏe và không quá lo lắng, khó khăn trong việc thực hiện và tuân thủ chế độ ăn cho mình.
Liên hệ tư vấn sức khoẻ miễn phí tại hotline: 0965 69 63 64 - +84 4 66 849 833
Nguồn :Tổng hợp
Bình luận
Chia sẻ sản phẩm với bạn bè